Quyết định phê duyệt đường vành đai 4

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1698/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường Vành đai 4 – thành phố Hồ Chí Minh.
1. Tổng quan:

Đường Vành đai 4 thành phố Hồ Chí Minh là một trong bốn tuyến vành đai quan trọng trong Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 đã được TTCP phê duyệt tại quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22/1/2007 và cho phép điều chỉnh quy hoạch tuyến đường vành đai 3, vành đai 4 tại văn bản số 1384/TTg-KTN ngày 12/8/2001.

2. Mục tiêu của quy hoạch

Nhằm cụ thể hóa phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020;

 – Mục tiêu dài hạn: Phát triển kinh tế – xã hội của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ; đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.  góp phần giảm tình trạng ùn tắc giao thông khu vực nội đô, tạo điều kiện phát triển dịch vụ vận tải liên vùng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực.

– Mục tiêu ngắn hạn: Chuẩn bị dự án đạt mục tiêu đưa dự án vào giai đoạn xây dựng đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa của các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long về khu công nghiệp, cảng Hiệp Phước, các khu công nghiệp ở huyện Củ Chi, Tỉnh Bình Dương, giảm ách tắt giao thông tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh.

Quy hoạch tuyến đường vành đai 4 đi qua địa giới hành chính của 12 huyện thuộc 05 tỉnh, thành phố: tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (01 huyện): huyện Tân Thành; Tỉnh Đồng Nai (03 huyện): các huyện Long Thành, Trảng Bom, Vĩnh Cửu; Tỉnh Bình Dương (02 huyện): các huyện: Tân Uyên, Bến Cát; Thành phố Hồ Chí Minh (02 huyện): các huyện Củ Chi, Nhà Bè; Tỉnh Long An (04 huyện): các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc.

3.1 Nội dung dự án quy hoạch đường vành đai 4:

a) Hướng tuyến:

+ Điểm đầu : Cảng Phú Mỹ (Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu).

+ Điểm cuối : Khu công nghiệp cảng Hiệp Phước TP Hồ Chí Minh.

b) Tuyến đi qua các điểm khống chế cơ bản như sau:

Hướng tuyến đường vành đai 4 bắt đầu từ khu đô thị Phú Mỹ (giao với cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu) ra quốc lộ 1A (Trảng Bom) – băng qua sông Đồng Nai tại cầu Thủ Biên – Bến Cát – cầu Phú Thuận (qua sông Sài Gòn) – Củ Chi – Hòa Khánh – Bến Lức (cao tốc Tp.HCM – Trung Lương) – khu công nghiệp Long Hiệp (quốc lộ 1A) – quốc lộ 50 – điểm cuối là tại cảng Hiệp Phước.

          Ghi chú: Hướng tuyến được cơ bản giữ nguyên theo hướng tuyến phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ tại các Quyết định:

+ QĐ số 101/QĐ-TTg ngày 22/01/2007 về Quy hoạch GTVT Tp.Hồ Chí Minh;

+ QĐ số 1734/QĐ-TTg ngày 01/12/2008 về phê duyệt quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020;

+ QĐ số 24/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng Tp.Hồ Chí Minh đến năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ.

c) Chiều dài : Tổng chiều dài đường Vành đai 4 là 197 Km

3.2 Quy mô đầu tư:

– Đường cao tốc đô thị , vận tốc thiết kế Vtk=80-100km/h.

– Quy mô mặt cắt ngang: Rộng 68,5m (gồm cả vỉa hè 7m mỗi bên), trong đó:

Phần đường cao tốc đô thị: 6 làn xe cơ giới 3,75m + 2 làn xe dừng khẩn cấp 3,00m.

Phần đường song hành: Bố trí 2 bên, mỗi bên gồm 02 làn xe hỗn hợp 3,5m.

– Chỉ giới xây dựng: Chiều rộng chỉ giới xây dựng 100m-120m.

4. Địa điểm xây dựng:

Qua địa phận của năm (05) tỉnh và thành phố : Tp.Hồ Chí Minh (20,98km); tỉnh Đồng Nai (chưa cập nhật chiều dài), Bình Dương (44,67km) và Long An (66,40 km), Bà Rịa Vũng Tàu (chưa cập nhật chiều dài).

Khái toán kinh phí đầu tư theo mặt cắt quy hoạch  và tính theo mặt bằng giá quý IV/2009 : 61.501 tỷ đồng (chưa bao gồm đoạn 5). Cụ thể theo Bảng sau:

TT

Khoản mục chi phí

Khái toán kinh phí đầu tư (Tỷ đồng)

Đoạn 1 (51,9 Km)

Đoạn 2

(22,8 Km)

Đoạn 3

(41,6 Km)

Đoạn 4

(34,7 Km)

Đoạn 5

 

Cộng

1

Chi phí xây dựng

14.592

6.410

14.620

11.140

Tư vấn TEDIS đang cập nhật

46.762

2

Chi phí QLDA + Tư vấn đầu tư + Chi phí khác

2.189

962

2.193

1.671

7.014

3

Chi phí đền bù, GPMB

422

378

587

747

2.135

4

Chi phí dự phòng

1.720

775

1.740

1.356

5.591

 

Tổng cộng

18.922

8.525

19.140

14.914

61.501

Ghi chú:

– Đoạn 1: Từ đầu tuyến (Trảng Bom) đến điểm giao QL13 (Tân Uyên – Bình Dương).

– Đoạn 2: Từ điểm giao QL13 (Tân Uyên – Bình Dương) đến điểm giao QL22 (Củ Chi – Tp Hồ Chí Minh).

– Đoạn 3: Từ điểm giao QL22 (Củ Chi – Tp Hồ Chí Minh) đến đường cao tốc Tp Hồ Chí Minh – Trung Lương.

– Đoạn 4: Từ đường cao tốc Tp Hồ Chí Minh – Trung Lương (Bến Lức) đến cuối tuyến (Hiệp Phước Tp Hồ Chí Minh).

– Đoạn 5: Từ Trảng Bom – Phú Mỹ(Tư vấn TEDIS đang cập nhật)

5. Nguồn vốn đầu tư: Huy động tối đa các nguồn vốn với hình thức đầu tư linh hoạt: BOT, PPP, BT, vay ODA, Ngân sách

6. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2010 – 2016.

B. Quá trình thực hiện:

– Hồ sơ báo cáo đầu tư đã được Bộ GTVT họp thẩm định ngày 11/03/2010 và theo kết luận của lãnh đạo Bộ thì quy mô của dự án tuân thủ theo quyết định 1734/QĐ-TTg của TTCP.

– Hiện Tư vấn TEDIS đang khẩn trương hoàn thiện hồ sơ báo cáo đầu tư theo ý kiến thẩm định.

C. Kiến nghị:

    Căn cứ vào kết quả nghiên cứu & tình hình phát triển kinh tế khu vực cùng với yêu cầu về phát triển cơ sở Hạ tầng Giao thông, xin kiến nghị.

1. Cho triển khai ngay dự án thành phần “Cắm cọc GPMB & Lộ giới đường Bộ” để tổ chức quản lý và giữ đất xây dựng dự án.

– Nguồn vốn : vốn Ngân sách Nhà nước.

– Tiến độ thực hiện: 2010 – 2011.

2. Cho phân kỳ đầu tư Vành đai 4 thành các Dự án thành phần theo thứ tự ưu tiên cụ thể như sau :

– Ưu tiên 1 : đoạn Bến Lức→Hiệp Phước (cuối tuyến) (34,7km)

– Ưu tiên 2 : đoạn điểm giao QL22→giao với đường cao tốc Tp.HCM – Trung Lương (41,6km)

– Ưu tiên 3 : đoạn giao QL13→điểm giao QL22 (22,8km).

– Ưu tiên 4 : đoạn QL1A-Trảng Bom (đầu tuyến)→ điểm giao QL13 (51,9km).

– Ưu tiên 5: Từ Trảng Bom – Phú Mỹ (chưa cập nhật chiều dài).

3. Tập trung đầu tư sớm dự án thành phần Bến Lức – Hiệp Phước (Đoạn 4) theo các nội dung sau:

– Phân kỳ đầu tư theo hai (02) giai đoạn. Giai đoạn 1: Đầu tư xây dựng 4 làn xe; Cắm cọc GPMB và cọc chỉ giới xây dựng theo quy mô giai đoạn hoàn chỉnh; Thu hồi đất trong phạm vi cọc GPMB.

– Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 : khoảng 7.868 tỷ đồng.

– Nguồn vốn :

Kinh phí GPMB : vốn Địa phương và vốn ngân sách Trung ương thực hiện.

Kinh phí Xây dựng: vốn ODA và huy động các nguồn khác theo các hình thức PPP, BOT

Vành đai 4 sẽ là đường cao tốc đô thị, với vận tốc thiết kế 80 – 100km/giờ, quy mô mặt cắt ngang 6 – 8 làn xe. Tổng mức đầu tư dự kiến lên đến 98.537 tỉ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2011 – 2020..